Máy tính, kinh tế học và Kyoto
1. Kiến Trúc A:
Trong khoa học máy tính, Kiến trúc A là kiến trúc phần cứng có một bộ nhớ để chứa cả lệnh và dữ liệu và một bus để chuyển dữ liệu vào và ra đơn vị xử lý trung tâm (CPU) .CPU có thể đọc một lệnh, hoặc đọc/ghi dữ liệu từ bộ nhớ. Tuy vậy, hai quá trình tương tác với lệnh hoặc với dữ liệu không thể thực hiện cùng lúc. Một bộ lọc sẽ giúp máy tính thực hiện các nhiệm vụ một cách tuần tự. Tất cả các máy tính cá nhân thanh niên phường ta đang sử dụng đều có Kiến Trúc A. Tóm lại, cực quan trọng.
2. Lý Thuyết B:
Cho đến thập niên 1930, kinh tế học dường như sử dụng rất nhiều toán và số liệu, chủ yếu để đưa ra dững công thức chính xác dưng vô dụng. Kinh tế học vầu thời điểm nầy giống như vật lý học vầu thế kỉ 17: Vưỡn đang chờ sự phát triển của một ngôn ngữ thích hợp để diễn tả và giải quyết các vứn đề của mình. Vật lý học, dĩ nhiên, đã tìm ra phép tính vi tích phân. Còn kinh tế học đã tìm ra Lý thuyết trò chơi, sau đây gọi là Lý Thuyết B.
Lý Thuyết B là một nhánh của Toán ứng dụng. Nó nghiên cứu các tình huống chiến thuật trong đó các đối thủ lựa chọn các hành động khác nhau để cố gắng làm tối đa kết quả nhận được. Ban đầu được phát triển như một công cụ để nghiên cứu hành vi kinh tế học, ngày nay Lý Thuyết B được sử dụng trong nhiều ngành khoa học, từ Sinh học tới Triết học, rùi cả Chính trị học, Đạo đức học, Điều khiển học và nhiều học khác nữa. Tóm lại, cực cao siêu.
3. Đề Xuất C:
Đối với thanh niên phường ta, nhẽ không cần phải nhiều nhời để ca ngợi vẻ đẹp của Kyoto, nhở?
Nhờ dững di sản long lanh mà nó cất giữ, Kyoto là một trong số rất ít thành phố của Nhựt bửn không bị Mẽo nhợn ném bom trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Oái oăm thay, cũng chính vì thế, vầu cuối cuộc chiến, nó lọt vầu danh sách các thành phố được Mẽo nhợn xem xét để cho ăn một quả bom nguyên tử. Lý do rất đơn giản: Người Mẽo muốn uýnh giá chính xác nội công của bom nguyên tử, nên thành phố nầu đã bị sứt mẻ ít nhiều do bom thường sẽ không được xét chọn. Nếu chọn nó thì sau nầy ai biết được vết sứt ấy là do bom thường hay bom nguyên tử gây ra mà phân tích uýnh giá, nhở?
Tháng 5 năm 1945, Ủy Ban Lựa Chọn Mục Tiêu thuộc bộ quốc phòng Mẽo lấy ý kiến của các thành viên. Một đề xuất, sau đây gọi là Đề Xuất C, đã ưu ái chọn Kyoto làm mục tiêu số 1. Đề xuất này được nhiều thành viên khác ủng hộ.
Thanh niên phường ta nghĩ xem, điều gì sẽ xảy ra nếu Đề Xuất C được thông qua? Đương diên, cực bi thảm.
4. Kết:
Đến đây, thanh niên phường ta sẽ thắc mắc, dững chiện trên liên quan gì với nhau?
Trả lời luôn: Tác giả của Kiến Trúc A, Lý Thuyết B và Đề Xuất C là cùng một người.
Thanh niên phường ta nhẽ biết người nầy rùi nhở?
Đọc thêm tài liệu từ BBC về người đã trò chuyện với tổng thống Mẽo để cứu Kyoto https://www.bbc.com/news/world-asia-33755182