Cuốn sách được Thầy viết theo dạng sử kí, với nhân vật chính là công chúa Huyền Trân của nước Đại Việt thời Trần. Công chúa Huyền Trân được vua cha là Trúc Lâm Đại Sĩ hứa gả cho vua nước chiêm. Trải qua một cuộc hôn nhân với tình yêu chân thực và sóng gió sau khi vua nước chiêm đột ngột mất và được thiền sư Trúc Lâm Đại sĩ chỉ bảo, công chúa đã qui y trốn Phật và lấy hiệu là Ni sư Hương Tràm. Thầy Hạnh viết cuốn này với giọng kể mượt mà qua từng câu chữ, được lồng với những triết lý từ đơn giản đến xâu xa mà công chúa đã tự giác ngộ thấy.
Daisaku Ikeda được coi là giáo chủ của một giáo phái thiên về Phật Giáo ở Nhật. Có rất nhiều người Nhật coi ông như là một người chuyên truyền bá những tư tưởng không chính thống, đi sai với Phật Giáo nguyên thủy. Nhưng cuốn sách Đức Phật trong Ba lô của ông có thể nói là khá dễ đọc và mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của Phật Giáo nguyên thủy.
Con người phải tự tin rằng chính ý nghĩ, hành động và ngôn ngữ của mình mới có thể xây dựng được hạnh phúc và giải thoát.
Hãy gọi đúng tên tôi Đừng bảo ngày mai tôi đã ra đi
Bởi vì chính hôm nay tôi vẫn còn đang tới
Hãy ngắm tôi thoát hình trong từng phút từng giây
Vị trí đạo phật trong văn hóa Tôi xin nhắc lại rằng đạo Phật là tất cả mọi hình thức sinh hoạt nào có thể làm sống được nguyên lý Phật học. Nhắc lại như vậy để chúng ta cùng thấy rằng cần phải có một nhận thức phóng khoáng và cởi mở, không nô lệ hình thức, danh từ, thành kiến. Hãy gọi đạo Phật là tất cả mọi hình thức sinh hoạt nào nhằm đến mục đích ly khổ đắc lạc, chuyển mê khải ngộ, đoạn hoặc chứng chân (rời khổ đạt vui, chuyển sai lầm thành giác ngộ, phá mê loạn để tìm gặp chân lý).
Chánh Niệm Những màu nhiệm của sự sống “Khi ngồi thiền, tuy có đóng bớt những cánh cửa giác quan lại, ta vẫn cảm nghe được sự có mặt của toàn thể vũ trụ. Tại sao? Tại vì tâm ta đang có mặt. Ta nhắm mắt lại cũng chỉ để thấy rõ hơn. Hình ảnh và âm thanh của thế giới không phải là kẻ thù của ta. Kẻ thù của ta là thất niệm, là sự vắng mặt của tâm, vắng mặt của chánh niệm.